KHƠI THÔNG DÒNG CỔ CÒ, "KÍCH CẦU" TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ BĐS QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

3 năm trước

Theo mong đợi của nhiều người dân Đà Nẵng và Quảng Nam, việc “khơi thông” dòng sông Cổ Cò, nối liền Đà Nẵng và Hội An (tỉnh Quảng Nam) không chỉ mở ra những cơ hội phát triển du lịch của cả hai tỉnh thành, mà còn là chuyện khơi thông cả một dòng chảy lịch sử - văn hóa, đánh thức lại tiềm năng kinh tế, du lịch liên kết của cả vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng.

Dòng sông gắn liền văn hóa và lịch sử

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 sông Cổ Cò là đường giao thông chủ yếu từ tiền cảng Đà Nẵng vào tới Phố cảng Hội An. Đi qua vùng đất trong đó có Ngũ Hành Sơn, rồi vùng cát biển của Quảng Nam – quê hương của những anh hùng, liệt sĩ và ở Hội An có những danh nhân họ gắn bó với dòng sông Cổ Cò. 

Về mặt địa lý có tên rất hay là Lộ Cảnh Giang, tức là dòng sông giống như cổ cò. Vua Minh Mạng và các chí sĩ ngày xưa trước khi ghé Ngũ Hành Sơn thì đi trên dòng sông này, chỗ Ngũ Hành Sơn có bến Ngự, nơi vua dừng ở đó. Khơi thông sông Cổ Cò là làm sống lại dòng sông gắn liền văn hóa và lịch sử. Còn hiện tại thì sẽ phát triển rất tốt cho du lịch giữa Đà Nẵng và Quảng Nam.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong một lần kiểm tra sông Cổ Cò để chuẩn bị nạo vét đã thể hiện quyết tâm chính trị của địa phương và lãnh đạo tỉnh quy hoạch toàn bộ khu vực ven sông Cổ Cò để phát trển đô thị, du lịch liên kết vùng. 

Được biết, dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò đang được hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam tích cực triển khai. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc triển khai nạo vét sông Cổ Cò thể hiện quyết tâm chính trị của địa phương và lãnh đạo tỉnh đã quy hoạch toàn bộ khu vực ven sông Cổ Cò để phát triển đô thị, dịch vụ du lịch. 

Theo Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, chính quyền quyết tâm hoàn thành việc nạo vét, khơi thông dòng sông ngay trong năm 2020, góp phần phát triển liên kết giữa hai địa phương thuộc khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Dự án nạo vét sông Cổ Cò sau khi được khơi thông giữa Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ tạo ra vệt dân cư, đô thị dọc hai bên bờ sông. Với đòn bẩy từ 2 đầu cầu Hội An và Đà Nẵng, tương lai không xa, nơi đây sẽ hình thành vùng đô thị du lịch, sinh thái. Điều này là phù hợp với quy hoạch chung của cả Quảng Nam và Đà Nẵng và cả thực tế quy luật phát triển hiện tại.   

Khi dự án cải tạo, nạo vét lòng sông sớm hoàn thành, con sông Cổ Cò sẽ sống dậy đúng với tầm vóc của mình ngày trước. 

Thực tế cho thấy, từ khi có chủ trương khơi thông, khu vực ven dòng sông này đã phát triển nhanh chóng, với hàng loạt dự án đô thị mọc lên, hình thành trục đô thị dọc sông Cổ Cò.

Theo Trung tâm Văn hóa-Thể thao quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), dòng sông khơi thông, cùng với việc phá bỏ đập Bờ Quang sẽ nối lại dòng chảy xa xưa như một long mạch chảy dài qua quá khứ, hiện tại, tương lai. Từ đây, người ta có thể tìm đến 5 ngọn Ngũ Hành, đến Lễ hội Quán Thế Âm và Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn như một nơi hành hương tìm về bản lai của chính mình. 

Việc hai tỉnh thành  Quảng Nam và TP Đà Nẵng cùng bắt tay, khơi thông dòng sông Cổ Cò dài 25km (trong đó đoạn chảy qua tỉnh Quảng Nam dài 19,7km)  này không chỉ sẽ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc.

Bùng nổ mô hình "Khu đô thị sầm uất ven sông" Cổ Cò

Được đánh giá có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành Phố Đà Nẵng và Quảng Nam, nhất là trong lĩnh vực du lịch, bất động sản, những vùng đất ven sông Cổ Cò đang trở thành “vùng đất màu mỡ” thu hút sự quan tâm của giới đầu tư của cả nước, vì vậy mới đây tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã quyết định triển khai thực hiện dự án “Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò, thành phố Hội An”, với tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng.  Khu vực này được dự đoán sẽ là tâm điểm của bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng của Quảng Nam trong thời gian tới.

Một đoạn sông Cổ Cò (nằm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã bị bồi lấp chờ khơi thông.

Dự án nạo vét sông Cổ Cò nối liền Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) được đánh giá có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cả hai địa phương. Con sông này từng là tuyến đường thủy an toàn nối liền phố cảng Hội An với tiền cảng Đà Nẵng trong những thế kỷ trước. Khơi thông dòng Cổ Cò sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường thủy hiện từ 5 - 6 giờ xuống chỉ còn chưa đầy 2 giờ, đây sẽ là cơ hội lớn để các hãng này phát triển tour du lịch đường sông đi về trong ngày.  

Khi dự án hoàn thành sẽ tạo những lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng, chiến lược phát triển không gian đô thị bài bản. Đó chính là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản tại đây sôi động, đồng thời có sự dịch chuyển khá lớn về dòng vốn đầu tư cũng như nguồn khách hàng. 

Theo định hướng phát triển, sông Cổ Cò có vai trò quan trọng không chỉ về mặt cảnh quan mà còn thúc đẩy phát triển đô thị, du lịch nghỉ dưỡng. Nhiều khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, biệt thự ven sông, làng du lịch cộng đồng sẽ sớm được hình thành dọc theo 28km đường sông. Như vậy, các chủ đầu tư cũng có cơ hội để thúc đẩy thị trường này và tạo ra những sản phẩm chất lượng. Những đô thị có quy hoạch hạ tầng, tiện ích đồng bộ, kiến trúc độc đáo, dựa vào dòng sông sẽ mở ra cơ hội kinh doanh du lịch, lưu trú, quảng bá văn hóa đầy tiềm năng.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã có thông báo liên quan đến nội dung thiết kế cảnh quan ven sông Cổ Cò và khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An, đề nghị ngành chức năng của tỉnh và thành phố Đà Nẵng rà soát và lập thiết kế cảnh quan ven sông Cổ Cò. 

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam làm việc với Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng để thống nhất phương án khớp nối tuyến đường tàu điện kết nối từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Hội An. Nghiên cứu bố trí các tuyến tàu điện ngầm hai bên bờ sông Cổ Cò để phục vụ du lịch và thương mại-dịch vụ.

 Lưu ý thiết kế hệ thống cây xanh cảnh quan hai bên bờ sông, xác định loại cây trồng chủ đạo để các địa phương và các dự án lân cận triển khai đầu tư bảo đảm tính thống nhất. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam về chiều cao thông thủy của các cầu qua sông, các thông tin về điều chỉnh nắn tuyến dòng sông và làm việc với Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng để thống nhất hướng tuyến đường tàu điện kết nối từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Hội An.

Khi dự án cải tạo, nạo vét lòng sông Cổ Cò sớm hoàn thành, con sông Cổ Cò sẽ sống dậy đúng với tầm vóc của mình, khu vực ven dòng sông hiện đã phát triển nhanh chóng, với hàng loạt dự án đô thị mọc lên, hình thành trục đô thị dọc sông Cổ Cò.

UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Xây dựng tỉnh thực hiện quy hoạch, thiết kế đô thị cảnh quan ven sông Cổ Cò và khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An nhằm khắc phục các hạn chế, hiệu chỉnh lại các bất cập, không đồng bộ khi thực hiện các dự án để khớp nối các hồ sơ quy hoạch chi tiết. Từ đó xác định các nhược điểm về kiến trúc, hạ tầng, cảnh quan, không gian công cộng… để đề xuất các giải pháp đối với các dự án liên quan; tạo điểm nhấn không gian mang tầm quốc gia, khu vực để phát triển thương mại dịch vụ và du lịch. UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất bổ sung ranh giới quản lý sông Cổ Cò vào hồ sơ thiết kế cảnh quan ven sông, để xác định mốc giới quản lý hành lang sông Cổ Cò...

Sau một thời gian khởi động, sức hút của nhiều dự án ven sông Cổ Cò tại khu vực Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam chưa bao giờ giảm nhiệt. Nguồn đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn bất động sản hàng đầu như: The Empire (CĐT khu phức hợp CocoBay); Tập đoàn BRG (Phát triển sân golf BRG…); Tập đoàn FPT (CĐT khu đô thị FPT)… góp phần không nhỏ vào bức tranh phát triển toàn diện của khu vực.  Đặc biệt, phân khúc đất nền có vị trí đắc địa nằm ven sông Cổ Cò, gần khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, kết nối thuận tiện được dự báo có giá trị gia tăng lớn trong tương lai.

 Để đáp ứng ứng đủ các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch, hiện hai bên bờ dòng sông Cổ Cò đã hình thành nhiều khu đô thị và biệt thự nghỉ dưỡng ở cả 2 địa phận Đà Nẵng và Quảng Nam, trong đó có thể kể đến Dự án Mallorca River City. Mallorca River City là một trong những dự án đang được triển khai tại trung tâm tỉnh Quảng Nam với sự quy hoạch và đầu tư vô cùng lớn, hứa hẹn sẽ tạo nên một biểu tượng phát triển và thịnh vượng cho khu vực trong thời gian sắp tới. Sở hữu vị trí vô cùng đắc địa tại khu vực sông Cổ Cò. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là “vị trí kim cương” theo dọc tuyến sông huyết mạch của trung tâm khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam.

Đối với lĩnh vực phát triển du lịch, Dự án Mallorca River City hoàn toàn có khả năng thu hút tối đa mọi nguồn lực phát triển khi nằm giữa thành phố du lịch Đà Nẵng và khu Di sản Hội An. Bao quanh Dự án Mallorca River City là rất nhiều các khu vực du lịch, khu vực sinh thái và các cụm đô thị sầm uất, mở ra cho dự án tiềm năng khai thác và phát triển vô cùng đắt giá. 

Chủ đầu tư của Dự án Mallorca River City chính là An Dương GROUP cùng 2 đơn vị thành viên: Công ty TNHH Đại Việt và Công ty TNHH DVTH Phước Nguyên. Dự án Mallorca River City có tổng diện tích trên 30ha với số vốn đầu tư đạt ngưỡng 700 tỷ đồng.

 Theo thông tin, dự án sẽ được quy hoạch theo lối kiến trúc Địa Trung Hải hiện đại, sang trọng, mang lại sự đẳng cấp và thời thượng cho người sử dụng. Đặc biệt, với 2 loại hình quy hoạch chủ yếu là đất nền nhà phố và biệt thự nghỉ dưỡng, Dự án Mallorca River City hoàn toàn có thể đáp ứng tối đa cho mọi nhu cầu sử dụng và trải nghiệm của mọi khách hàng.

Nguồn: Hoài Thu (Theo cand.com.vn)