Trung Quốc sắp mở rộng thủ đô Bắc Kinh, lập siêu đô thị lớn nhất thế giới

8 năm trước

Trung Quốc đang dự định tạo nên một siêu đô thị lớn nhất thế giới với 130 triệu dân, bao gồm thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc vào năm 2020.

 

 

Siêu đô thị “Jing-Ji-Jin” được quy hoạch trong nhiều thập kỷ qua nhằm giảm bớt những áp lực về du lịch, ô nhiễm môi trường, công nghiệp lên thủ đô Bắc Kinh và phát triển các địa phương lân cận. Chính quyền Bắc Kinh kỳ vọng dự án này sẽ có thể cạnh tranh được với các đô thị lớn trên thế giới như Tokyo, New York hay London. Ảnh: New York Times

 

Sau nhiều chính sách hạn chế dân số ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch sáp nhập thủ đô nước này với thành phố Thiên Tân và một phần của tỉnh Hà Bắc để tạo ra một đô thị với 130 triệu dân, tổng diện tích 41.440 km. Khu đô thị mới này có các cơ sở nghiên cứu và văn hóa sáng tạo của Bắc Kinh, sức mạnh kinh tế của thành phố cảng Thiên Tân và các vùng thuộc tỉnh Hà Bắc, tạo điều kiện để các khu vực hợp tác để cùng phát triển. Ảnh: The Globe and Mail

 

Kế hoạch này sẽ kết các vùng đô thị thành một siêu đô thị vào năm 2020. Ảnh: The Urban Developer

 

Siêu đô thị này được dự tính sẽ lớn gấp sáu lần thành phố New York, với mục tiêu thúc đẩy kinh tế Trung Quốc về phía bắc và là thí điểm cho việc phát triển đô thị hiện đại trong tương lai. Trong ảnh là các công nhân môi trường đang quét dọn đường phố, phục vụ cho sự phát triển của khu vực này. Ảnh: Washington Post

 

Được khuyến khích bởi chính sách cư trú cởi mở của tỉnh Hà Bắc và nhà ở giá rẻ, người dân Trung Quốc đang tìm đến những vùng ngoại ô như thế này để định cư. Như các khu vực lân cận, thành phố vệ tinh Thiên Tân có sức phát triển nhanh chóng, với số dân lên mức 750.000 người trong một thập kỷ. Nhiều toà nhà cao tầng được xây dựng bên cạnh các trang trại trồng nho. Ảnh: Washington Post

 

New York Times dẫn lời giáo sư Liu Gang của Đại học Nam Khai (ở Thiên Tân) cho rằng khu đô thị Jing-Ji-Jin là "bước đầu của cải cách kinh tế", dự án này sẽ giúp sử dụng nguồn lực sử dụng kinh tế hợp lý ở cả 3 khu vực. Đằng sau tốc độ phát triển chóng mặt của siêu đô thị, người dân ở đây chủ yếu sống nhờ nghề trồng và thu hoạch nho. Ảnh: Washington Post

 

Nhiều người muốn chạy trốn khỏi sự hỗn loạn của phát triển đô thị giữa lòng sông Chaobai. Đi sâu về phía Nam, tại thành phố Jing Jin, những người nông dân lại trở thành thợ cắt tỉa cây cảnh, lau dọn tượng đài bên ngoài một khách sạn. Ảnh: Washington Post

 

Các cửa hàng ăn uống, chợ phục vụ cho nhu cầu của cư dân siêu đô thị này. Hiện nay, các cơ sở vật chất như trường học, bệnh viện, đường giao thông mới chỉ dần được xây dựng. Đây cũng là thách thức với các thành phố này khi chỉ thu thuế dựa vào việc bán nhà đất. Ảnh: Washington Post

 

Những người phụ nữ này đã trải qua hàng chục năm trong các trang trại nhỏ và giờ đây đang sống trong toà nhà nằm trên mảnh đất trồng nho của gia đình mình. Ảnh: Washington Post


Theo Trà My

Zing News