Cận cảnh bệnh viện khổng lồ trên biển

8 năm trước

ĐNĐT - Trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16) diễn ra tại Đà Nẵng từ 15-7 đến 28-7, tàu bệnh viện Hoa Kỳ USNS Mercy (T-AH 19) đã cập cảng Tiên Sa. Đây là một trong những con tàu bệnh viện hàng đầu của Hải quân Hoa Kỳ với sức chứa lên tới hơn 1.000 bệnh nhân. Con tàu này là nơi sẽ diễn ra các buổi trao đổi chuyên môn y tế giữa các quốc gia đối tác, trong đó có Việt Nam.

Tàu USNS Mercy dài 272m, rộng 32m, tốc độ đạt 32,41 km/h. Nhiệm vụ chính của tàu là cung cấp cơ sở vật chất y tế hiện đại, di động trên biển cho quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt trong chiến tranh hoặc tình huống thảm họa. Ngoài ra, tàu USNS Mercy còn có nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và ứng cứu nạn nhân thiên tai trên toàn thế giới.

Đại tá Thomas Williams, Chỉ huy trưởng PP16, cho biết có khoảng 70 nhân viên, thủy thủ có mặt trên tàu lúc neo đậu; còn khi tàu ra khơi làm nhiệm vụ, con số này có thể lên đến hơn 1.000 người (chưa kể các bệnh nhân).

2 phòng khám nha khoa trên tàu Mercy được trang bị hiện đại để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp.
2 phòng khám nha khoa trên tàu Mercy được trang bị hiện đại để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp.
Mô hình người làm từ silicon dùng để huấn luyện cho các cán bộ y tế trên tàu. “Bệnh nhân” này có thể tiếp nhận thuốc và sản sinh các phản ứng giống bệnh nhân thật. Ngoài ra còn có thể cảm nhận nhịp tim, nhịp thở và mạch. Cố nhiều mô hình trên tàu mô phỏng các độ tuổi, giới tính, thể trạng bệnh nhân khác nhau.
Mô hình người làm từ silicon dùng để huấn luyện cho các cán bộ y tế trên tàu. “Bệnh nhân” này có thể tiếp nhận thuốc và sản sinh các phản ứng giống bệnh nhân thật. Ngoài ra còn có thể cảm nhận nhịp tim, nhịp thở và mạch. Cố nhiều mô hình trên tàu mô phỏng các độ tuổi, giới tính, thể trạng bệnh nhân khác nhau.
Các máy chụp X-quang được kết nối wifi để gửi trực tiếp hình ảnh tới các phòng khám trên tàu. Trên con tàu này có 4 phòng chụp X-quang.
Các máy chụp X-quang được kết nối wifi để gửi trực tiếp hình ảnh tới các phòng khám trên tàu. Trên con tàu này có 4 phòng chụp X-quang.
Chiếc máy chụp CT này có cùng “tuổi” với con tàu USNS Mercy (từ năm 1986 đến nay). Máy chụp hình ảnh 3 chiều, 64 lớp và được bảo dưỡng thường xuyên.
Chiếc máy chụp CT này có cùng “tuổi” với con tàu USNS Mercy (từ năm 1986 đến nay). Máy chụp hình ảnh 3 chiều, 64 lớp và được bảo dưỡng thường xuyên.
Ngân hàng máu trên con tàu có thể trữ tối đa 5.000 đơn vị máu đông lạnh (ở -80 độ C) trong 10 năm.
Ngân hàng máu trên con tàu có thể trữ tối đa 5.000 đơn vị máu đông lạnh (ở -80 độ C) trong 10 năm.
Từ các túi máu đông lạnh, phải rã đông trong 2 tiếng đồng hồ để máu có thể được tiếp cho bệnh nhân.
Từ các túi máu đông lạnh, phải rã đông trong 2 tiếng đồng hồ để máu có thể được tiếp cho bệnh nhân.
Một trong 12 phòng phẫu thuật trên tàu. Phòng này có thể dùng cho những cả mổ tim phức tạp đến các ca mổ sỏi thận, hở hàm ếch, mổ lấy dị vật, thoát vị đĩa đệm,…
Một trong 12 phòng phẫu thuật trên tàu. Phòng này có thể dùng cho những cả mổ tim phức tạp đến các ca mổ sỏi thận, hở hàm ếch, mổ lấy dị vật, thoát vị đĩa đệm,…

 KHANG NINH