22 tàu du lịch không được phép hoạt động trên sông Hàn

8 năm trước

UBND TP. Đà Nẵng cũng giao Công an TP bố trí lực lượng kiểm tra hàng đêm tại khu vực cảng sông Hàn nhằm bảo đảm tình hình an ninh trật tự tại khu vực.

Đồng thời, giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất hướng xử lý đối với hoạt động của các tàu du lịch cải hoán nêu trên; báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng cũng phê duyệt quy trình cụ thể để quản lý, kiểm soát hoạt động thủy nội địa tại khu vực Cảng sông Hàn theo đề nghị của Sở GTVT. Đây được coi là động thái nhằm đảm bảo an toàn cho du khách sau khi xảy ra vụ chìm tàu Thảo Vân 2 tối 4/6 vừa qua./.

Xây dựng môi trường du lịch – trách nhiệm của người dân

Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội của nước ta, bên cạnh đó tại nhiều địa phương trên cả nước đã đầu tư phát triển tiềm năng du lịch thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên gần đây xảy ra tình trạng hoạt động trái phép của hướng dẫn viên du lịch và những hành vi vi phạm của du khách Trung Quốc  tại Việt Nam đã gây bức xúc trong dư luận. Để giải quyết vấn đề này bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ý thức của các doanh nghiệp du lịch thì vai trò của người dân là hết sức quan trọng.

Một trong những lý do để hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc có thể làm việc trái phép tại Việt Nam , qua mặt cơ quan chức năng chính là sự phối hợp của những hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung của Việt Nam.

Họ được gọi là những sitting guide , có thẻ hướng dẫn tiếng Trung được các công ty lữ hành thuê để đi cùng tour với khách Trung và hướng dẫn viên của họ. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên người Việt đơn giản chỉ đi cùng,  đến lúc bị thanh tra Sở Du lịch địa phương hoặc Tổng cục kiểm tra, hướng dẫn viên người Việt sẽ xuất trình thẻ.

Là một hướng dẫn viên tiếng Trung làm việc tại Đà Nẵng, anh Trần Ngọc Thương không lạ lùng gì với công việc của những sitting guide, anh Thương cho rằng cần phải nói không với việc làm này để làm lành mạnh hoạt động du lịch.

Là người đã chứng kiến, quay lại clip và lên tiếng bảo vệ chị bán chuối bị nhóm khách du lịch Trung Quốc ứng xử thiếu văn hóa, nhạc sỹ Nguyễn Duy Khoái cho đến giờ vẫn còn bức xúc: "Nhóm người Trung Quốc rút ra 1 tờ nhân dân tệ, nhưng chị bán chuối nói mà tôi cũng nói là ở đây không dùng tiền nhân dân tệ. Sau 1 hồi đôi co thì họ rút ra 1 tờ 50 nghìn, chị bán chuối trước đó đã ra hiệu là nải chuối 40 nghìn, thối lại 10 nghìn, nhóm Trung Quốc vẫn rất khó chịu, trước khi đi họ còn giật nón chị bán chuối".

Theo ông Khoái, trong việc làm lành mạnh môi trường du lịch thì vai trò của người dân là rất quan trọng: "Mĩnh giữ hòa hiếu với khách du lịch phương xa nhưng mình phải có lòng tự trọng, phải giữ bản sắc người Việt, đơn giản như các nhà hàng tuyệt đối không xử dụng tiền Trung Quốc, yêu cầu trả tiền Việt Nam, phải ứng xử có văn hóa ở chốn đông người
Đoàn khách du lịch tại các điểm thăm quan".

Trong lúc chờ đợi sự vào cuộc quyết liệt để chấm dứt những bất cập trong lĩnh vực du lịch hiện nay, nhất là tình trạng hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc hoạt động trái phép, và những hành vi vi phạm của khách du lịch Trung Quốc,  thì mỗi người dân cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Bởi  đó không đơn giản là để xây dựng một môi trường du lịch lành mạnh mà đó còn là lòng tự tôn dân tộc./.